Vật dụng, thiết bị inox có thể dễ dàng tìm thấy khắp nơi trong nhà, cơ quan, xí nghiệp… Những sản phẩm này có chất liệu rất bền, không gỉ sét nên hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Từ tủ đông, máy làm đá, máy làm kem, bàn ghế, kệ tủ… nổi bật với đặc điểm dễ dàng lau chùi, sáng bóng và bền bỉ với thời gian. Tuy vậy, trong suốt quá trình sử dụng chúng ta không thể tránh khỏi bụi bản, các vết ố bám từ các dung dịch, vật dụng khác. Vậy làm thế nào để xử lý việc này, chúng ta cùng tham khảo qua các mẹo xử lý bên dưới đây nhé.
Nguyên tắc cơ bản
- Về cơ bản, chúng ta sẽ tìm cách để làm sạch vết bụi bẩn, dấu vân tay hay dầu mỡ bám dính trên bề mặt.
- Lau khô, tránh các chất lỏng, chất khoáng bám đọng lại trên bề mặt tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn.
- Đánh bóng bề mặt thiết bị, phục hồi độ sáng và bóng như ban đầu.
- Các vật dụng cần có: thau nước, khăn mềm dạng hút ẩm tốt, thêm khăn khô và bình xịt nước, bàn chải…
Nước
Đối với những vết bám bẩn đơn giản hoặc bụi, không trộn lẫn dầu mỡ. Chúng ta dùng nước sạch và khăn mềm để đánh lên bề mặt sản phẩm. Dùng bàn chải đối với các khe, góc khó lau chùi. Chú ý dùng khăn mềm dạng sợi để tránh làm trầy xướt bề mặt thiết bị.
Đối với các sản phẩm làm từ inox, cần bảo quản, lau chùi thường xuyên để tăng tuổi thọ sử dụng cho thiết bị.
Nước rửa chén
Đối với các vết bẩn có chứa dầu nhớt, dầu mỡ… chúng ta sẽ không thể dùng nước thường để rửa sạch. Đây là khi chất tẩy rửa trong nước rửa chén phát huy tác dụng. Tùy vào mức độ bám bẩn hay độ đậm đặc của vết dầu mỡ bám dính mà chúng ta điều chỉnh lượng nước rửa chén cho phù hợp. Lưu ý sử dụng khăn mềm và chà ngang bề mặt bám bẩn nhiều lần để chất xà phòng kịp thời ngấm và làm bong vết bẩn khỏi bề mặt thiết bị. Sau đó rửa lại một lần nữa bằng nước sạch sau khi đã tẩy rửa được vết ố.
Nước rửa kính
Có thể bạn không biết, nước rau kính cũng là một công cụ đắc lực giúp chúng ta tẩy sáng bóng các thiết bị inox. Do có những điểm tương đồng với kính như sáng bóng, nhẵn, dễ lau chùi, chịu nhiệt, chịu lực cao… Nước lau kính tỏ ra khá hữu dụng khi chúng ta sử dụng lên bề mặt loại vật liệu inox.
Cách sử dụng cũng tương tự như lau kính, chúng ta xịt trực tiếp dung dịch lau kính lên bề mặt, dùng khăn lau vòng tròn để vết bẩn bị bong ra không bám dính lên những chỗ khác của vật liệu. Rửa lại bằng nước sạch nếu cần.
Dung dịch rửa tự nhiên
Theo cách truyền thống, chúng ta thường có các giải pháp như giấm trắng, nước cốt chanh. Đầu tiên, đổ giấm trắng ra vải mềm rồi mới lau lên bề mặt vật liệu. Sau đó làm sạch với nước thường và sử dụng khăn khô để lau lại nhằm tránh bắm mùi hôi.
Đối với các vết bẩn cứng đầu bám lâu ngày, giấm trắng có thể tỏ ra yếu thế. Tuy nhiên trong trường hợp này ta có thể dùng Baking Soda, chúng ta đơn giản chỉ cần 2 thìa đổ trực tiếp lên vết bẩn và dùng bàn chải để chà kĩ là có thể đánh bật mọi thứ. Lưu ý đừng cho quá nhiều baking soda đối với các thiết bị có độ dày mỏng. Tiếp theo chúng ta phun nhẹ một lớp dấm trắng, dấm trắng và baking soda kết hợp sẽ tạo ra nhiều bọt giúp giảm sứt căng bề mặt của vết bẩn, làm cho vết bẩn dễ bong ra hơn. Sau cùng nhớ dùng nước sạch để rửa sạch và khăn khô để đánh bóng lại bề mặt các bạn nhé.
Có một mẹo nhỏ để làm sáng bóng bề mặt vật liệu đó là dùng Dầu Ô-liu. Với một chút dầu Ô-liu lên bề mặt khăn giáy, chúng ta có thể lau đều khắp bề mặt vật liệu để đạt được độ sáng bóng tốt nhất.